Là cha mẹ, ai cũng mong cuộc sống của con sau này sẽ đạt được nhiều sự thành công. Tuy nhiên, điều gì có thể giúp trẻ đạt được mục tiêu và thành tựu đáng mơ ước trong tương lai? Chúng ta có nên cho trẻ học cách lập trình, hay thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau?

“Nếu trẻ có khả năng tiếp thu các môn học trên thì thật sự rất tốt, nhưng lại chưa đủ” – Brian Oshiro, giám đốc học viện EIC chia sẻ. Vì nếu phụ huynh mong mỏi trẻ có một trí óc linh hoạt để nhanh nhạy tiếp thu những kiến thức mới, hay giải quyết những vấn đề phức tạp, điều trẻ cần đó chính là phát triển tư duy.

Đặc biệt, trong cuộc sống của người trưởng thành, tất cả đều phải đối mặt với nhiều câu hỏi phức tạp hơn những bài Toán hay bài thi trắc nghiệm được gợi ý sẵn ở trường. Chính vì thế, để sẵn sàng cho tương lai, trẻ nên có cơ hội trải nghiệm và giải quyết những câu hỏi không nhất thiết chỉ có 1 câu trả lời.

Vậy, làm sao để khuyến khích trẻ suy nghĩ tư duy từ những năm đầu đời? Đó chính là thông qua các hoạt động mà trẻ đã có năng lực từ nhỏ.

Đừng hỏi “Đây là gì?” mà thay vào đó là “Làm thế nào?” & “Tại sao?”

Giả sử trẻ đang học về chủ đề “Biến đổi khí hậu” và được giáo viên đặt câu hỏi về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Ông Oshiro chia sẻ rằng có 2 vấn đề dễ dàng mắc phải. Thứ nhất, câu hỏi dễ dàng được trả lời bằng cách tìm kiếm thông tin trên mạng. Thứ hai, việc phản hồi thông tin vừa biết, đọc được đem lại cảm giác an toàn cho học sinh rằng chúng hiểu vấn đề. Tuy nhiên, về bản chất thì lượng kiến thức lĩnh hội của trẻ lại hời hợt.

Vì vậy mà khi ở nhà, hãy khích lệ tư duy của trẻ bằng những câu hỏi như: “Chính xác thì X gây ra biến đổi khí hậu như thế nào?” và “Tại sao chúng ta phải lo lắng về điều đó?”. Để trả lời, trẻ cần thoát khỏi lối mòn về những kiến thức có sẵn và thực sự suy nghĩ về vấn đề đó

Một số câu hỏi thú vị khác như: “Biến đối khí hậu ảnh hưởng thế nào đến nơi chúng ta sinh sống?” hoặc “Tại sao chúng ta lại cần đặc biệt quan tâm đến biến đổi khí hậu?” cũng là cách để trao cho bé cơ hội để tổng hợp kiến thức và ứng dụng sâu sắc vào cuộc sống hằng ngày.

Lớp học Toán tư duy tại Vinabacus

Dẫn dắt tư duy với câu hỏi “Làm thế nào con biết được điều này?”

Với câu hỏi này, trẻ phải thật sự dã thấu hiểu kiến thức mà bản thân tiếp nhận để đưa ra những suy nghĩ logic, tổng hợp thông tin để bảo vệ cho những quan điểm mà trẻ đưa ra.

Khích lệ trẻ quan sát sự khác nhau trong góc nhìn của bản thân & những người khác về 1 vấn đề

Hãy hỏi trẻ những câu như: “Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở thành phố X / quốc gia X như thế nào?” hay “Tại sao người dân tại khu vực đó lại nên lo lắng về vấn đề này?”. Bản năng của trẻ sẽ được kích thích để nghĩ về các vấn đề ưu tiên và mối quan tâm của người khác, từ đó cố gắng thấu hiểu góc nhìn và quan điểm của họ – đây chính là những yếu tố cần thiết để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Cuối cùng, hãy hỏi trẻ làm thế nào để giải quyết 1 vấn đề cụ thể!

Thay vì hỏi trẻ: “Làm sao để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu?” vì đây là một câu hỏi quá lớn đối với nhân loại, hãy đề cập với trẻ về việc “Làm thế nào để giải quyết nguyên nhân X tác động đến việc biến đổi khí hậu?” và để trẻ tổng hợp kiến thức, khuyến khích trẻ đưa ra nhiều ý kiến.

Ba Mẹ không nhất thiết phải là chuyên gia trong lĩnh vực nào và cũng có thể đề cập với trẻ về bất kì chủ đề trong xã hội. Điều quan trọng của phương pháp này chính là thúc đẩy trẻ suy nghĩ. Vai trò của Ba Mẹ là định hướng, lắng nghe, và phản hồi trong khi trẻ đang sắp xếp thông tin, dữ liệu để truyền tải đến Ba Mẹ theo cách trẻ thấu hiểu. Và đó là cách rất tuyệt vời để rèn luyện trí óc.

Dĩ nhiên, tư duy không chỉ dành cho trẻ em mà dành cho tất cả đối tượng có “đam mê học hỏi” ở mọi độ tuổi. Vì tư duy là yếu tố để các kỹ năng và trí não luôn được rèn luyện, phát triển mỗi ngày, là công cụ giúp cho kiến thức trở nên vững chắc, cho trẻ cơ hội tiếp cận thành công trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *